Online Support
 Hotline
0904.139.536
 Hotline
0968.129.000
 
Đang online : 349
Lượt truy cập : 31807
Sản phẩm : 21
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
 
   
 
Gỡ vướng cho ngành mây
     
 

Báo cáo tại hội thảo "Phát triển bền vững ngành mây Việt Nam khoảng cách giữa chính sách và thực thi” vừa được tổ chức tại Đà Nẵng cho biết, mây là một trong số những sản phẩm lâm sản có giá trị thương mại lớn. Tuy nhiên, nguồn mây đang đối diện với tình trạng cạn kiệt vì khai thác bừa bãi.


Mây tre đang bị khai thác bừa bãi dẫn đến cạn kiệt

Theo báo cáo này, sản phẩm từ mây là một trong những sản phẩm xuất khẩu có giá trị của Việt Nam, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho các địa phương. Việt Nam có thuận lợi là nguồn mây được hình thành tự nhiên, phong phú và đa dạng, phạm vi phân bố rộng, thích nghi cao. Ước tính hiện có khoảng 30 loài song mây thuộc 6 chi, phần lớn phân bố chủ yếu ở các tỉnh  Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hòa và các tỉnh Tây Nguyên. 

Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, do tình hình khai thác và xuất khẩu nguyên liệu thô một cách ồ ạt, thiếu bền vững, thiếu quy hoạch và quản lý nên nguồn nguyên liệu song mây tự nhiên của Việt Nam đã cạn kiệt. Trong khi đó, các doanh nghiệp tham gia sản xuất mây tre đan chưa đầu tư đồng bộ về thiết bị, thụ động nguyên liệu, thiếu nguồn vốn… nên sản phẩm có tính cạnh tranh thấp. Xuất phát từ những bất cập trên, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên  (WWF) đã xây dựng dự án "Phát triển bền vững mây tre vùng Mê Kông” với mục tiêu đến 2015, tối thiểu 50% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mây ở Lào, Việt Nam, Campuchia hướng đến bền vững, cải thiện môi trường, giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Dự án sẽ củng cố chuỗi sản xuất và cung ứng mây đã được thiết lập ở Lào, Việt Nam, Campuchia, đảm bảo cung ứng 3.000 tấn nguyên liệu vào năm 2014.

Tại Việt Nam dự án này sẽ triển khai ở huyện A Lướng, huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và huyện Nam Giang (Quảng Nam). Tuy nhiên, để phát triển ngành mây tre đan ổn định, cần phải tạo hành lang pháp lý đầy đủ. Ông Nguyễn Diễn - Phó giám đốc VCCI Đà Nẵng cho rằng bên cạnh Thông tư liên tịch hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ, UBND các tỉnh cần chỉ đạo các đơn vị liên quan biên soạn tài liệu dưới dạng cẩm nang với cách viết như một thủ tục hành chính, xây dựng đơn miễn tiền thuê đất và công khai các tài liệu này cho người dân tham gia dự án biết. Từ đó, các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất mây tre căn cứ xem công việc của mình có phù hợp với dự án hay không để tham gia. Đồng thời, chính quyền các cấp cần có chính sách miễn giảm, hỗ trợ về tài chính như tiền thuê đất, thuê mặt bằng, hỗ trợ chăm sóc, khoanh nuôi trồng rừng, trồng mây phân tán và hỗ trợ đào tạo nhân công, tạo điều kiện khuyến khích phát triển mây thuận lợi cho nhà đầu tư. Ngoài ra, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng cần có những doanh nghiệp có quy mô lớn có đủ tiềm lực để tham gia vào chuỗi giá trị: trồng mây, mây rừng- khai thác- sơ chế- sản xuất để xuất khẩu. Đây là mắt xích quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi giá trị phát triển bền vững ngành mây tre.
Mai Hà
     
Bookmark and Share
    Các tin khác liên quan
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CÔNG TY CỔ PHẦN TMSX  &  PHÁT TRIỂN MÂY SONG DŨNG TẤN
Địa chỉ: Thôn Tây Phú - Xã Thượng Hiền - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình
Hotline: 0968.129.000 - 0904.139.536  -  Điện thoại: (036) 3.510.751  -  Fax: (036) 3.514.169
Website: http://maysongdungtan.com.vn  -  Email: maysongdungtan@gmail.com