Online Support
 Hotline
0904.139.536
 Hotline
0968.129.000
 
Đang online : 1
Lượt truy cập : 13423
Sản phẩm : 21
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
 
   
 
Ngành mây tre chưa tiếp cận khoa học hiện đại
     
 

Ngành mây tre chưa tiếp cận khoa học hiện đại

Thực trạng hiện nay là thiếu thiết kế mẫu cho nghề mây, tre đan xuất khẩu, chưa tiếp cận được với khoa học hiện đại, thiếu thông tin thị trường.

 

 

Bộ bàn ghế được chế xuất từ cây tre Việt Nam

Hiệp hội làng nghề Việt Nam và Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản & nghề muối (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức hội nghị khách hàng chuyên ngành mây tre VN năm 2014. Mục đích của hội nghị nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm mây đan tre đến các thị trường tiềm năng như Nhật, EU, Mỹ…, cung cấp thông tin thương mại về thị trường đến các DN, tạo cơ hội giao lưu phát triển công nghệ, thiết bị chế biến tre công nghiệp giữa các DN trong và ngoài nước với nhau.

Hội nghị đưa ra phương hướng, các giải pháp, tạo ra những đóng góp cho sự phát triển nghề và làng nghề, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn. Qua đó tăng cường sự giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm giải pháp liên kết, nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo ra nhiều sản phẩm mẫu mã mới, đóng góp cho chương trình XĐGN ở địa phương.

Hiện cả nước có khoảng 1,4 triệu ha tre; 30.000 ha mây và 350 DN, cơ sở chế biến các loại sản phẩm mới từ mây, tre. Các sản phẩm chế biến từ mây, tre vẫn chủ yếu là sản phẩm truyền thống. 

Khảo sát của Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản & nghề muối cho biết kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm mây, tre, cói, thảm trong 3 năm gần đây ổn định ở mức 180 - 200 triệu USD.

Điều này cho thấy sản phẩm đang tham gia một cách khiêm tốn vào thị trường thế giới dù các sản phẩm chế biến từ mây, tre của VN đã có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới.

Phát biểu tại hội nghị, nhiều nhà quản lý, khoa học, nghệ nhân làng nghề đều cho rằng, sự quan tâm, đầu tư đối với lĩnh vực mây, tre của chúng ta chưa thực sự có một chiến lược bài bản. Ông Vũ Huy Thiều, Hội đồng tư vấn Hiệp hội Làng nghề VN bày tỏ: "Chúng ta thiếu thiết kế mẫu cho nghề mây, tre đan xuất khẩu, chưa tiếp cận được với khoa học hiện đại, nghệ nhân còn thiếu thông tin thị trường”.

Cũng theo ông Thiều, gần với chúng ta là Trung Quốc, họ có một chiến lược phát triển tre 30 năm. Trong 10 năm đầu tập trung cho việc nghiên cứu, lựa chọn giống tre tốt để trồng. 10 năm tiếp theo là chăm sóc và mở rộng diện tích. 10 năm cuối là mời các nhà khoa học và nghệ nhân đến tại vườn tre để xem xét, nghiên cứu. Từ đó có kế hoạch cho việc khai thác, chế biến sản phẩm và nắm được xu thế của thị trường xuất khẩu.

Theo nongnghiep.vn

     
Bookmark and Share
    Các tin khác liên quan
Thoát nghèo nhờ trồng cây mây dưới tán rừng
Trồng tre dọc bờ sông được hỗ trợ như trồng rừng phòng hộ
Ngành mây tre và cơ hội tỷ USD
Gỡ vướng cho ngành mây
Ngành mây tre chưa tiếp cận khoa học hiện đại
Tác dụng của cây Đinh Lăng
NHÃN MUỘN ĐẠI THÀNH
Tết to của ngành nông nghiệp
Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 04 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008-2015
Công nhận và đưa vào sản xuất 63 giống cây lâm nghiệp quốc gia và tiến bộ kỹ thuật
Thêm nhưng cây trồng xóa đói, giảm nghèo
Ứng dụng có hiệu quả khoa học, công nghệ vào sản xuất
Ứng Dụng Thành Công Phân Vi Sinh Hạn Chế Nấm Mốc Sinh Độc Tố
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát động tết trồng cây Xuân Nhâm Thìn 2012
Đẩy mạnh hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Cămpuchia
Đừng Quên Cây Xoan Đào
Nghệ nhân Phạm Ngọc Dũng
Người đưa cây về rừng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CÔNG TY CỔ PHẦN TMSX  &  PHÁT TRIỂN MÂY SONG DŨNG TẤN
Địa chỉ: Thôn Tây Phú - Xã Thượng Hiền - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình
Hotline: 0968.129.000 - 0904.139.536  -  Điện thoại: (036) 3.510.751  -  Fax: (036) 3.514.169
Website: http://maysongdungtan.com.vn  -  Email: maysongdungtan@gmail.com