PV: Thưa ông, trở về với cuộc sống đời thường sau nhiều năm công tác trong quân đội nhân dân Việt Nam, ông đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì?
Giám đốc Phạm Ngọc Dũng:
Tôi xuất ngũ năm 1982, ở tình trạng bệnh binh mất sức 65% và thương binh 27% vĩnh viễn …. Đồng lương ít ỏi, sức khỏe giảm sút, không nghề nghiệp ổn định, không vốn, và có lẽ cũng chỉ cần ngần ấy thông tin cũng đã đủ để hình dung ra cuộc sống khó khăn, chật vật của tôi từ đận ấy. Tuy nhiên, chặng đường gian khổ, ác liệt và những hy sinh, bản lĩnh của người lính đã từng qua chiến trận, được tôi luyện và thử thách giữa cái sống và cái chết, tôi không cam tâm khuất phục trước đói nghèo. Thắng trận mà không thắng nghèo ư? Không, dứt khoát không buông xuôi cuộc đời. Tôi đã trăn trở, suy nghĩ rất nhiều và quyết định sẽphát huy lợi thế lao động nông thôn, đất đai phì nhiêu ngay tại chính quê hương mình để tạo lập sự nghiệp cho mình và kết quả của bài toán đó đã được hiện thực hoá từng ngày.
PV: Thưa ông, sự nghiệp làm giàu của ông luôn gắn với những người nông dân, điều gì khiến ông gắn sự nghiệp của mình với họ?
Giám đốc Phạm Ngọc Dũng:
Gia đình tôi mấy đời làm thợ, các thế hệ đều xuất thân từ bần nông nghèo khó, tôi thấu hiểu cái khó khăn, vất vả của người nông dân. Họ không có vốn, trình độ thấp, khó tiếp cận với khoa học kỹ thuật, chuyển đổi mô hình sản xuất. Vì vậy, mặc dù có đất trong tay, có sức khoẻ, và ít nhiều cũng có vốn; điều rất đáng quý là phần đa có khát vọng xoá đói nghèo nhưng họ vẫn loay hoay không tìm ra lối thoát để vươn lên.
Từ thực tiễn đó, tôi đã đặt ra bài toán cho cuộc đời mình: Phải làm thế nào để phát huy lợi thế về đất đai, về nhân lực và thị trường để làm giàu ngay trên quê hương mình.
Tôi sinh ra và lớn lên ở làng Dưỡng Thông, xã Thượng Hiền, huyện Kiến Xương, Thái Bình, nơi được gọi là "Làng Mây”vì có nghề mây tre đan truyền thống. Nghề Mây du nhập về đây đã hơn 200 năm, nghề phụ đôi khi lại là nghềchính. Tuy nhiên, một người thợ giỏi đan mặt Mây mỗi ngày chỉ được 3 tấc vuông. Tôi đã đóng kín cửa nhà mình trong nửa tháng trời, mày mò nghĩ cách chếtạo Go dệt mặt Mây nống trám, go dệt thành công giúp người đan mây tăng năng suất 3000% đồng thời tiết kiệm 20% nguyên liệu. Sản phẩm mặt Mây dệt nống trám của làng đã có mặt tới hơn 100 nước trên thế giới. Cũng từ đó, nghề Mâyở làng ngốn mỗi ngày từ 16 - 20 tấn Mây cây. Ít năm sau đó, nguyên liệu dần cạnkiệt, tôi lại tiếp tục nghiên cứu cách ươm cấy Mây nếp trong bầu, trồng thửghiệm hàng trăm vườn ươm từ Cao Bằng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi tới Gia Lai… Trách nhiệm với dân với làng và cũng là "trả nợ bởi Go dệt ngốn nhiều nguyên liệu” - Phải chăng chính mình "lâm tặc làng nghề” anh ạ! (Cười…)
Chúng tôi là một Doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh chủ yếu là các giống cây quý, phần lớn sản phẩm dành cho làng nghề để xuất khẩu - mà đã xuất khẩu thì đầu ra thường phụ thuộc vào đối tác nên sản lượng thường không ổn định. Nguyên liệu 1 kg Mây cây khi thì giá trị bằng 1 kg sắt 6, năm trước 5 - 6 ngàn, hôm nay 7 - 8 ngàn, ngày mai 10 ngàn hoặc 4 - 5 ngàn. Vì vậy, chúng tôi kinh doanh phải mang tính nhân văn, tức là tránh chụp giật, tránh ỷ thế vào một bầu sữa bao cấp nào.
Sau những đêm trăn trở và những ngày tháng tìm tòi học hỏi mô hình kinh nghiệm, phân tích thuận lợi, khó khăn tôi đã quyết định một hướng đi riêng cho mình đó là xây dựng trang trại theo mô hình phát triển Nông – Lâm nghiệp – Ngành nghề nông thôn.
Tôi đã chủ động mở rộng diện tích chuyển đổi ruộng lúa kém hiệu quả sang mô hình ươm giống cây trồng Lâm nghiệp giá trị cao; sàng lọc kinh nghiệm thông công trong sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ vốn mở rộng vườn ươm liên kết tại các xã làng nghề, các địa phương trên toàn quốc… Chuyển giao kỹthật mới về trồng Mây nếp theo hướng thâm canh hàng hoá trên địa bàn nhiều tỉnh.
PV: Thưa ông, nếu gọi là bước ngoặt trên thương trường, ông coi đâu là điểm khởi đầu cho chuỗi thành công của ông?
Giám đốc Phạm Ngọc Dũng:
Câu anh hỏi cũng khó trả lời cho cụ th