Online Support
 Hotline
0904.139.536
 Hotline
0968.129.000
 
Đang online : 185
Lượt truy cập : 29357
Sản phẩm : 21
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
 
   
 
Ứng dụng có hiệu quả khoa học, công nghệ vào sản xuất
     
 

Ðối với sản xuất nông nghiệp, thành tựu nổi bật nhất của KHCN trong năm qua ở Thái Bình là tập trung đầu tư vào nghiên cứu, khảo nghiệm, tuyển chọn được nhiều giống cây, con mới có giá trị kinh tế cao đưa vào sản xuất. Toàn tỉnh đã khảo nghiệm 103 giống lúa các loại với tổng diện tích 31,5 ha. Trong đó đã tuyển chọn được bộ giống lúa ngắn ngày có năng suất và chất lượng cao đưa vào cơ cấu giống lúa của tỉnh như giống CNR 36,  CNR 6130, Hương Cốm, Thục Hưng số 6, HYT 2, TBR1, BC15... Ðối với cây màu, Thái Bình đã nghiên cứu khảo nghiệm và tuyển chọn được 51 giống cây màu khác nhau với tổng diện tích khảo nghiệm  là gần 18 ha, trong đó đáng chú ý là các loại giống ngô LVN61, LVN66; giống lạc L14, L18, TB25, giống đậu tương  ÐT 90, ÐT12. Ngoài ra tỉnh còn du nhập và trồng thử nghiệm giống đào Mãn Thiên Hồng (Trung Quốc) với quy mô 2.000 m2, bao gồm số lượng 1.050 cây, bước đầu đạt kết quả tốt, có thể sinh trưởng tại đồng đất của địa phương.

Trong lĩnh vực thủy hải sản,  Thái Bình ứng dụng thành công công nghệ sinh sản nhân tạo giống cá lóc bông và đã sản xuất được 76 nghìn con cá giống; nuôi khảo nghiệm 1.000 con cá chình, tỷ lệ sống đạt 90% với trọng lượng trung bình đạt 750-800 g/con (hệ số thức ăn 6,5 kg thức ăn/1 kg tăng trọng). Ðồng thời xây dựng mô hình ứng dụng tổng hợp các tiến bộ khoa học, công nghệ để chăn nuôi lợn thịt cho sản phẩm thịt lợn an toàn được 1.519 con với trọng lượng trung bình đạt 90 kg/con. Ðối với chương trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, các huyện và thành phố của tỉnh đã sử dụng số kinh phí là hơn 5,3 tỷ đồng với việc triển khai 11 mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó vốn sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ là hơn 2,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đã về các địa phương tìm hiểu nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ ứng dụng các tiến bộ KHCN như nuôi cá vược thương phẩm ở vùng nước ngọt xã Nam Hồng (Tiền Hải) với tổng diện tích là 1,4 ha, sau gần chín tháng nuôi đã cho thu nhập từ 200 đến 250 triệu đồng/ha. Mô hình nuôi cá rô phi lai ở vùng chuyển đổi tập trung của các xã  Tân Lễ và Hùng Dũng (Hưng Hà) với tổng diện tích 1,6 ha, đạt giá trị kinh tế 180 triệu đồng/ha. Mô hình thực hiện công thức luân canh bốn vụ trên đất hai lúa của xã Tây Ðô (Hưng Hà) với quy mô 50  ha đạt hiệu quả 120-130 triệu đồng/ha/năm. Mô hình gieo cấy giống lúa lai TH3-3 (vụ xuân) và TH3-4 (vụ mùa) của Viện công nghệ sinh học, Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội chuyển giao cho xã Quỳnh Giao (Quỳnh Phụ) với diện tích 15 ha, năng suất đạt cao hơn giống Q5 với 232-255 kg/sào.

Trưởng phòng NN và PTNT huyện Kiến Xương Trần Ngọc Trân đưa chúng tôi về xã Thượng Hiền xem giống mây nếp K83 mới du nhập về địa phương nhằm phục vụ nguyên liệu cho làng nghề mây tre đan xuất khẩu. Thượng Hiền là vùng trồng mây và sản xuất hàng xuất khẩu mây tre đan từ lâu đời của tỉnh Thái Bình. Nhưng cây mây trước đây thường là giống cũ, sợi ngắn và năng suất thấp được trồng tạm ở những mảnh vườn  tận dụng.

Từ nhiều năm nay, Thượng Hiền đã áp dụng các tiến bộ KHCN trồng tập trung 2,5 ha bằng giống mây nếp K83 được trên đất tốt, năng suất tăng từ ba đến bốn lần so với giống mây cũ. Nhờ đó, mỗi năm xã có hơn 300 tấn  sợi mây làm nguyên liệu sản xuất. Giống mây nếp này chỉ trồng 20 tháng là cho thu hoạch, sợi dài bình quân 5 m, dẻo dai, mầu sáng, có đường kính từ 10 đến 12 mm, thậm chí có sợi dài hàng trăm mét và trồng được quanh năm. Mỗi ha mây có thể thu nhập hàng trăm triệu đồng. Chủ tịch HÐQT  Công ty cổ phần thương mại sản xuất và phát triển mây song của xã Thượng Hiền Phạm Ngọc Dũng cho biết: nhờ có giống mây mới mà công ty có vốn hoạt động lên tới gần hai tỷ đồng. Hai năm qua, hơn 30 tỉnh đã đặt hàng giống mây mới K83 với số lượng cây giống lên tới gần 10 triệu cây. Cây mây nếp thật sự trở thành cây trồng chủ lực của huyện Kiến Xương và đang được mở rộng diện tích sang các xã của huyện từ năm 2009.

Ngoài ra, năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đầu tư kinh phí cho Trung tâm Khảo nghiệm khuyến nông thực hiện dự án xây dựng mô hình sản xuất khoai tây giống và khoai tây hàng hóa. Kết quả thực hiện dự án là  xây dựng được mô hình nhân giống khoai tây cấp nguyên chủng với diện tích 0,3 ha; mô hình nhân giống cấp xác nhận là 25 ha; mô hình khoai tây hàng hóa là 150 ha. Ðồng thời đào tạo  tập huấn kỹ thuật cho nông dân được 2.200 người và xây được ba kho lạnh (mỗi kho công suất 30 tấn) giúp các HTX chủ động được nguồn giống tốt phục vụ sản xuất.

Nhờ có KHCN, Công ty CP  Giống cây trồng Thái Bình đã có điều kiện nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn lọc các giống lúa thuần và lúa lai mới có năng suất và chất lượng cao. Ðặc biệt là giống thuần TBR-1 có tốc độ ra đại trà nhanh nhất từ trước đến nay. Hiện nay Công ty CP Giống cây trồng Thái Bình đang tham gia đề tài chọn tạo giống lúa thuần và giống lúa chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Hồng, là một trong những đề tài cấp quốc gia của chương trình giống cây trồng giai đoạn 2006-2010 của Chính phủ.

Ðối với các đề tài KHCN trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ, Thái Bình đã đầu tư trong năm 2008 gần 9 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào đầu tư khuyến khích hỗ trợ 27 doanh nghiệp nghiên cứu đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế và xây dựng thương hiệu hàng hóa. Theo đó,  Công ty TNHH Hợp Thành đổi mới công nghệ nâng cao năng suất chất lượng sợi Polyester từ nguyên liệu phế thải rắn, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Công ty TNHH Cơ khí xây dựng TMDV Trường Phong ứng dụng trong dây chuyền hàn tự động hồ quang chìm phục vụ cho các kết cấu thép và khung nhà tiền chế, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp mỗi năm hàng tỷ đồng. Công ty sản xuất, kinh doanh tơ tằm Phú Khánh cải tiến công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sợi spunsilk phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, đem lại hiệu quả cho sản xuất và giảm ô nhiễm môi trường. Công ty TNHH Pha Lê  Việt Tiệp nghiên cứu ứng dụng thành công công nghệ tự động hóa để sản xuất thủy tinh dân dụng có chất lượng cao, tiêu hao ít nguyên liệu hơn trước.

Kết quả nêu trên  cho thấy KHCN  thật sự là giải pháp quan trọng giúp các địa phương, đơn vị nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và phát triển, tạo lập uy tín trên thị trường, góp phần tích cực vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ðồng thời đã đóng góp quan trọng cho việc xây dựng cánh đồng đạt giá trị 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, tạo tiền đề cho việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của  địa phương trong những năm tiếp theo.

     
Bookmark and Share
    Các tin khác liên quan
Thoát nghèo nhờ trồng cây mây dưới tán rừng
Trồng tre dọc bờ sông được hỗ trợ như trồng rừng phòng hộ
Ngành mây tre và cơ hội tỷ USD
Gỡ vướng cho ngành mây
Ngành mây tre chưa tiếp cận khoa học hiện đại
Tác dụng của cây Đinh Lăng
NHÃN MUỘN ĐẠI THÀNH
Tết to của ngành nông nghiệp
Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 04 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008-2015
Công nhận và đưa vào sản xuất 63 giống cây lâm nghiệp quốc gia và tiến bộ kỹ thuật
Thêm nhưng cây trồng xóa đói, giảm nghèo
Ứng dụng có hiệu quả khoa học, công nghệ vào sản xuất
Ứng Dụng Thành Công Phân Vi Sinh Hạn Chế Nấm Mốc Sinh Độc Tố
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát động tết trồng cây Xuân Nhâm Thìn 2012
Đẩy mạnh hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Cămpuchia
Đừng Quên Cây Xoan Đào
Nghệ nhân Phạm Ngọc Dũng
Người đưa cây về rừng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CÔNG TY CỔ PHẦN TMSX  &  PHÁT TRIỂN MÂY SONG DŨNG TẤN
Địa chỉ: Thôn Tây Phú - Xã Thượng Hiền - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình
Hotline: 0968.129.000 - 0904.139.536  -  Điện thoại: (036) 3.510.751  -  Fax: (036) 3.514.169
Website: http://maysongdungtan.com.vn  -  Email: maysongdungtan@gmail.com