Online Support
 Hotline
0904.139.536
 Hotline
0968.129.000
 
Đang online : 1
Lượt truy cập : 13678
Sản phẩm : 21
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
 
   
 
Thêm nhưng cây trồng xóa đói, giảm nghèo
     
 

MÍT NGHỆ ĐANG ĐẮT HÀNG

Cây mít nghệ (giống mít MDN06) được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam để cung cấp cho thị trường xuất khẩu. Đây là cây mít đạt tiêu chuẩn của Việt Nam được các nhà khoa học nhân bản nhưng không sử dụng công nghệ biến đổi gen nên giữ nguyên tính trạng. Khi thu hoạch, các múi mít được sấy khô để xuất khẩu. Do giữ nguyên tính trạng nên múi mít nghệ còn lớp vỏ lụa bên ngoài, trong quá trình sấy khô, múi mít không bị mất đi màu vàng vốn có của nó.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng mít sấy khô của người tiêu dùng trong và ngoài nước khá lớn. Tuy có nhiều công ty chế biến mít nhưng vẫn không đủ cung cấp trên thị trường. Được biết, múi mít nghệ sấy khô chỉ cung cấp được khoảng 50% nhu cầu xuất khẩu. Trong khi đó, mỗi năm, nhu cầu thị trường lại tăng trưởng thêm 50%. Chính vì vậy, huyện Khánh Sơn đã làm việc với Công ty Vina Mít để hợp tác trồng mít trên địa bàn. Trong đề án trồng mít nghệ, nguồn kinh phí của chương trình trợ giá, trợ cước hỗ trợ cho người Kinh 20% tiền cước vận chuyển (từ nơi mua về đến địa phương), đồng bào dân tộc thiểu số được cấp cây giống để trồng (mỗi hộ được cấp khoảng 140 cây giống).

Ở Khánh Sơn, những giống mít đã được trồng đều cho trái nhiều. Do cây mít nghệ chịu hạn tốt, trồng được ở nhiều vùng, nhiều loại đất khác nhau nên hy vọng sẽ trồng thành công tại huyện miền núi này. Vì vậy, cây mít nghệ được người dân địa phương chọn trồng trên rẫy, những vùng đất đồi với công chăm sóc thấp. Nếu được thâm canh và chăm sóc tốt, cây mít nghệ sẽ cho trái sau 3 - 5 năm, sản lượng đạt 140 tấn/ha. Với giá hiện nay, mít nghệ cho thu nhập 250 - 300 triệu đồng/ha. Kỹ sư lâm sinh Lê Bá Sương, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết: Sau năm 2012 (tính từ khi cây mít nghệ bắt đầu cho trái), Khánh Sơn sẽ xây dựng nhà máy sơ chế mít nghệ tại địa phương, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và bảo quản tốt nguồn nguyên liệu trước khi chế biến xuất khẩu.

° CÂY MÂY NẾP - CUNG KHÔNG ĐỦ CẦU

- Năm 2008, Khánh Sơn sẽ trồng 25 ngàn cây mít nghệ tại các xã, thị trấn trong huyện (giá mít giống bình quân 17 ngàn đồng/cây). Dự kiến đến năm 2012, diện tích cây mít nghệ tại Khánh Sơn sẽ đạt khoảng 500 - 700 ha. Hiện nay, huyện đã đưa về trồng khoảng 10 ngàn cây tại các xã Sơn Bình, Sơn Lâm và Ba Cụm Bắc.

- Cây mây nếp đã được huyện đưa về trồng tại các khu vực đồi núi khoảng 200 ngàn cây. Dự kiến từ năm 2009 trở đi, mỗi năm huyện trồng 600 ngàn cây (giá mây giống bình quân 1.600 đồng/cây).


Cũng trong định hướng phát triển những cây trồng xóa đói giảm nghèo, Khánh Sơn xây dựng và đưa vào trồng cây mây nếp (còn gọi là mây ruột gà). Đây là giống mây lai K83. Cây mây nếp từ gốc đến ngọn suông đều, ruột trắng nên được các thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ… ưa chuộng. Nguồn nguyên liệu này không đủ đáp ứng cho các thị trường; bởi lẽ trên thế giới chỉ có 6 nước trong khu vực Đông Nam Á thích hợp với việc trồng mây nếp (trong đó có Việt Nam).

Trước đây tại Khánh Hòa, đề tài khoa học cấp tỉnh đã trồng thử nghiệm thành công cây mây nếp. Số cây đã trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Theo kinh nghiệm của nhiều người, qua thời gian 6 năm đầu, cây mây nếp sẽ không cần chăm sóc; cây đẻ nhánh nhiều, thời gian thụ hưởng sản phẩm hơn 20 năm. Từ khi trồng đến 30 tháng, cây mây nếp sẽ cho thu hoạch đợt 1, 10 tháng tiếp theo cho thu hoạch đợt 2 và thu hồi vốn (chi phí đầu tư cho trồng mây nếp từ 12 - 15 triệu đồng/ha). Mỗi héc-ta mây nếp cho thu hoạch 120 - 150 triệu đồng/năm. Kỹ sư lâm sinh Lê Bá Sương cho biết: Để trồng được cây mây nếp phải có những loại cây làm giá đỡ dây mây. Khánh Sơn đang có cây keo hạt là một lợi thế để trồng xen lẫn cây mây nếp, với mật độ khoảng 1.600 cây keo/48 - 50 ngàn cây mây (tương đương diện tích 1 ha)… Vì vậy địa phương đang chú trọng trồng cây mây nếp trong những khu rừng, nơi đồi dốc dưới 12o và những nơi diện tích manh mún, khó canh tác nông nghiệp. Cây mây nếp có thể vừa trồng làm hàng rào vừa cho thu hoạch mà không ảnh hưởng đến không gian sinh trưởng của các loại cây trồng khác.

Hiện nay, huyện đang liên kết với Công ty Cổ phần Mây song Dũng Tấn (Thái Bình) để xây dựng vườn ươm cây mây giống trên địa bàn. Bên cạnh đó, địa phương trích kinh phí từ chương trình trợ giá, trợ cước hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số trồng 1 - 1,5 sào đất/hộ. Nếu người dân trồng thành công sẽ cho thu nhập khoảng 10 - 15 triệu đồng/năm.

Cây mít nghệ và cây mây nếp đang bắt đầu được trồng trên đất Khánh Sơn. Với những triển vọng về thị trường, tin rằng mục tiêu giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại địa phương sẽ đạt hiệu quả cao; góp phần đưa thêm vào danh sách nông nghiệp Khánh Sơn những loại đặc sản mới.

     
Bookmark and Share
    Các tin khác liên quan
Thoát nghèo nhờ trồng cây mây dưới tán rừng
Trồng tre dọc bờ sông được hỗ trợ như trồng rừng phòng hộ
Ngành mây tre và cơ hội tỷ USD
Gỡ vướng cho ngành mây
Ngành mây tre chưa tiếp cận khoa học hiện đại
Tác dụng của cây Đinh Lăng
NHÃN MUỘN ĐẠI THÀNH
Tết to của ngành nông nghiệp
Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng tại 04 huyện vùng cao núi đá tỉnh Hà Giang giai đoạn 2008-2015
Công nhận và đưa vào sản xuất 63 giống cây lâm nghiệp quốc gia và tiến bộ kỹ thuật
Thêm nhưng cây trồng xóa đói, giảm nghèo
Ứng dụng có hiệu quả khoa học, công nghệ vào sản xuất
Ứng Dụng Thành Công Phân Vi Sinh Hạn Chế Nấm Mốc Sinh Độc Tố
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát động tết trồng cây Xuân Nhâm Thìn 2012
Đẩy mạnh hợp tác lâm nghiệp Việt Nam-Cămpuchia
Đừng Quên Cây Xoan Đào
Nghệ nhân Phạm Ngọc Dũng
Người đưa cây về rừng
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CÔNG TY CỔ PHẦN TMSX  &  PHÁT TRIỂN MÂY SONG DŨNG TẤN
Địa chỉ: Thôn Tây Phú - Xã Thượng Hiền - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình
Hotline: 0968.129.000 - 0904.139.536  -  Điện thoại: (036) 3.510.751  -  Fax: (036) 3.514.169
Website: http://maysongdungtan.com.vn  -  Email: maysongdungtan@gmail.com