Online Support
 Hotline
0904.139.536
 Hotline
0968.129.000
 
Đang online : 176
Lượt truy cập : 29912
Sản phẩm : 21
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
 
   
 
Giới thiệu về cây Mây nếp
     
 
CÂY MÂY NẾP

Tên Việt Nam : Mây nếp, Mây bột, Mây đất, mây vườn 
Tên khoa học : Calamus tetradactylus Hance 
Họ : Cau Dừa 
Mây nếp K83 : Mây nếp lai; SP hai lần HCV quốc gia.

GIÁ TRỊ KINH TẾ XÃ HỘI 
 
Cây Mây nếp có các đặc tính quý: Vỏ cây trắng ngà, bóng, đẹp, nhẹ, bền, ruột cây xốp dẻo, trắng bóng tự nhiên, mịn thớ, độ cảm quang mạnh khi nhuộm màu, chịu nhiệt và kháng ẩm cao… 

Từ bẹ lá, vỏ, ruột cây đều dễ uốn định hình, dễ chế tác cùng các vật liệu khác như: Gỗ, tre, da, nhựa, kim khí. Đối với người Việt nam dù ở bất cứ độ tuổi nào, cây Mây nếp và các sản phẩm từ Mây đều rất gần gũi, dễ cảm nhận và lưu lại ấn tượng cho mọi tầng lớp từ thành thị đến nông thôn. 

Trồng mây nếp làm hàng rào có tác dụng bảo vệ nhà cửa, vườn cây và các trang trại chăn nuôi... 
Ngày nay, các sản phẩm làm từ Mây rất đa dạng thuộc một trong các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống được người tiêu dùng trong nước và trên thế giới ưa chuộng. Các sản phẩm này đã được xuất khẩu sang các nước: Nhật bản, Đài loan, Đức, ý, Tây ban nha, Hà lan... kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Tại các nước công nghiệp phát triển Mây nếp là nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến polime bởi chất xenlulo đặc trưng rất quý của nó. 
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu sản phẩm Mây đan; Ngành Mây đã thu hút gần 3 triệu lao động tại hơn 300 làng nghề với doanh số trên 700 triệu USD/năm 2009. 
Trồng Mây nếp cải thiện nhanh vấn đề môi sinh. Nếu trồng cây thân gỗ cần 7 -10 năm, nhưng trồng mây nếp thì chỉ cần 2 - 3 năm đã phủ kín đất trống, đồi trọc. 
Trồng Mây nếp chỉ một lần, cho thu hoạch tái sinh nhiều lần trong nhiều chục năm, bởi khả năng tái sinh của loài cây này rất nhanh, hơn hẳn so với các loài cây khác. 
Việc gieo trồng, khai thác và chế biến Mây nếp đã tạo công ăn, việc làm và thu nhập cho hàng triệu người, giải quyết lao động dôi dư, lao động nông nhàn. So với 1 số loài cây công nghiệp thì việc trồng và chế tác các sản phẩm từ Mây không đòi hỏi đầu tư lớn về thiết bị máy móc, xây dựng nhà xưởng, đào tạo công nhân... 
Nhiều địa phương đã lựa chọn cây mây là cây lâm nghiệp được ưu tiên gây trồng để tạo nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ vì có đầu ra ổn định lâu dài, thu nhập bền vững trước nhu cầu phát triển Làng nghề hiện tại và trong tương lai. 

Mây nếp K83 (calamus tetradactylus), loài Mây giống mới với ưu điểm vượt trội: Dễ thích ứng, dễ trồng, năng suất cao gấp 3 lần loài Mây truyền thống; Trồng 1 lần thu hoạch tái sinh nhiều chục lứa trải rộng 30-40 năm. Sợi trắng tự nhiên không phải xử lý hoá chất. Hiệu quả cao hơn nhiều so với các loài cây Nông Lâm Nghiệp khác ở tất cả các phương thức trồng: trồng nông lâm kết hơp, trồng xen dưới tán rừng, trồng bao dậu bờ rào vườn nhà… trồng Mây nếp K83 giải quyết việc làm và thu nhập cao, ổn định cho một lượng lớn lao động phổ thông tại các làng xã ở cả đồng bằng và miền núi.Cây Mây nếp góp phần cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu. Với hệ rễ chùm lan rộng và ăn sâu dày đặc có tác dụng giữ nước, chống xói lở đất, hạn chế rửa trôi… lợi ích to lớn này chưa thể đo đếm được. 
Việc sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu từ Mây đã mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước. 
Hiện nay, nguồn nguyên liệu phục vụ cho nghề Mây tre đan đã bị khai thác cạn kiệt, khai thác không đảm bảo tái sinh nên không còn đủ để cung cấp cho các làng nghề. Giá Mây nguyên liệu tươi ngày càng tăng: Từ 3.000đ/1 kg (năm 2003), 5.500đ/kg (năm 2005); tới nay, 8.000đ/1 kg (tháng 5/2012) . Nghề làm mây tre đan xuất khẩu (chủ yếu là Mây) đang ngày càng được mở rộng, nên nguồn Mây nguyên liệu càng thiếu trầm trọng. Cuối thế kỷ trước, Mây Song là lâm sản phụ thì những chục năm gần đây Mây nếp được xem là đặc sản rừng. Nguồn Mây trong nước chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nên nhà nước đã cho phép nhập Mây nguyên liệu từ Lào và Campuchia với giá ngày càng cao, nhưng vẫn không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về Mây nguyên liệu. Chính phủ đã có chủ trương cho và các chính sách đầu tư chế tài hỗ trợ để đẩy mạnh việc gây trồng và phát triển cây Mây nếp - loài cây có tầm quan trọng chiến lược về mặt Kinh tế và xã hội này. 

     
Bookmark and Share
    Các tin khác liên quan
Cây Xoan đào mang lại hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh và bưởi đỏ
KINH NGHIỆM TRỒNG BƯỞI DA XANH HIỆU QUẢ
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SƯA ĐỎ
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG KEO LAI HOM
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HỒNG XIÊM XOÀI
Kỹ thuật trồng Ổi không hạt
Kỹ thuật trồng Mây nếp thâm canh trên đất dốc
Giới thiệu về cây Mây nếp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CÔNG TY CỔ PHẦN TMSX  &  PHÁT TRIỂN MÂY SONG DŨNG TẤN
Địa chỉ: Thôn Tây Phú - Xã Thượng Hiền - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình
Hotline: 0968.129.000 - 0904.139.536  -  Điện thoại: (036) 3.510.751  -  Fax: (036) 3.514.169
Website: http://maysongdungtan.com.vn  -  Email: maysongdungtan@gmail.com