Kỹ thuật trồng Mây nếp K83 thâm canh trên đất dốc
- Phương pháp & Mật độ trồng: 17.000
cây/ha; Tùy theo điều kiện gây trồng và khả
năng đầu tư để áp dụng mật độ trồng cho phù hợp.
- Thời vụ trồng: Mùa
Xuân, mùa mưa. Tốt nhất trồng ngay những tháng đầu mùa mưa.
- Điều kiện đất: Đất
trồng Mây Nếp chọn nơi đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất pha cát giàu dinh
dưỡng ẩm độ cao.
- Mật độ trồng: 17.000
cây/ha. (8.500 khóm 2 cây)
1. Thiết kế luống
trồng mây:
Phát
dọn thực bì: Xem khái kế minh họa
2. Làm đất: Nơi đất bằng, bãi sông, chân sườn đồi, vườn
tạp chuyển đổi trồng Mây nếp độ dốc đến 10%, điều kiện địa hình thuận lợi thì
áp dụng cày lật đất toàn bộ diện tích đất hoặc cày cục bộ theo luống. Mặt luống
rộng 1,7 - 2m ngang.
Nơi địa hình khó
khăn áp dụng cày theo rạch; cày 2 rạch song song trên 1 luống. Hai rạch cách
nhau 0,7 - 0,8m. Trên mỗi rạch trồng 1 hàng mây, như vậy trên 1 luống được
trồng 2 hàng mây so le nanh sấu.
Cự li luống cách luống 5m; rạch trồng luống này
cách rạch trồng luống liền kề 4,2 - 4,3m.
Địa hình phức tạp không thể cày lật đất thì áp
dụng phương pháp cuốc hố cục bộ theo hàng (băng); trên 1 hàng, hố cách hố 0,45m
- 0,50m. Hai hàng hố trồng cũng phải cuốc lệch hố so le nanh sấu.
3. Cuốc hố:
Kích thước hố: rộng x rộng x sâu (30 x 30 x 20)cm
Khi
cuốc hố, lớp đất tầng trên giàu mùn (tầng A) để sang 1 bên. Lớp đất dưới (tầng
B) để sang 1 bên.
Trên 1 luống (băng): Cuốc 2 hàng hố song song so le nanh sấu, hố cách hố 0,45m
- 0,50m.
Tóm lại: Phương pháp làm đất trồng mây
phải tuỳ thuộc từng điều kiện địa hình cụ thể để vận dụng cho phù hợp.
Công việc làm đất nên tiến hành trước khi
trồng cây hoặc làm đất tới đâu trồng cây ngay tới đó đề phòng mưa lũ san lấp
hố, san phẳng rạch trồng cây.
Nơi đất dốc, khi làm đất cần phải thiết kế luống
trồng song song với đường đồng mức, tạo luống kiểu ruộng bậc thang để hạn chế
nước rửa trôi màu đất, chống xói lở đất.
Tuy nhiên, nơi địa hình khó khăn, khi làm đất
cũng có thể vận dụng thiết kế tạo luống trồng ngắt quãng từng đám một.
Bề mặt luống trồng cần phải phát dọn thực bì
rộng 1,7 - 2m.
Trên bề mặt luống, khi làm đất có thể cày bừa
hoặc cuốc xới đất để tạo mặt luống rộng 1,2m - 1.5m trồng Mây hoặc chỉ cần cày
rạch hoặc cuốc hố để trồng.
Nơi đất khó giữ nước thì nên tạo luống âm (Mặt
luống Mây nghiêng về taluy dương, có gờ chắn nước phía taluy âm). Đây là biện
pháp tốt nhất tạo lợi thế giữ ẩm tốt hơn.
4. Bón phân.
- Mục đích bón phân:
+ Cung cấp dinh
dưỡng cho cây
+ Cải tạo đất, nâng
cao độ phì của đất
- Loại phân:
+ Phân hữu cơ: phân
chuồng đã ủ hoai.
+ Phân vô cơ:
Sử dụng NPK điển
hình giàu Lân, ít Kali: NPK 5-10-3 hoặc NPK 6-11-2 hoặc
NPK 5-10-5 hoặc NPK 6
- 12 - 3
-
Phương pháp bón phân:
+ Bón lót: Ngay khi
trồng
+ Bón thúc: Chia 2
lần; Bón rải sau trồng.
- Liều lượng và cách
bón phân: Liều lượng phân bón đầu tư: 45gr/1cây (tính chung cho Mây, Xoan).
90gr/1 khóm Mây 2 cây.
Lưu ý:
- Lượng phân bón nêu trên dùng để bón cho cây từ
khi trồng trải rộng trong 2 năm tuổi đầu tiên.
- Điều kiện rừng có những khoảng trống (ô trống)
cục bộ quá lớn khi trồng Mây phải trồng Ngô che bóng thì lượng phân bón đầu tư
thêm cho 1 gốc Ngô được bổ sung định lượng như đầu tư cho 1 gốc Mây.
Cách bón phân:
- Bón lót theo hố: 15gr/1 hố trồng Xoan đào,
30g/hố trồng Mây. Cho phân xuống đáy hố, đảo đều với đất trong hố, phủ lên trên
lớp đất dày 1 -2cm rồi mới đặt cây.
- Bón lót theo rạch: 6kg/luống 100m dài, bón vãi
chia đều 2 rạch.
- Bón thúc: Lượng phân vô cơ còn lại chia hai
lượt, mỗi lượt sử dụng lượng phân bằng bón lót: mỗi cây 15g.
Trước khi bón phân phải dọn sạch cỏ dại, xới đất
xung quanh gốc cây sâu 3 - 4cm, tránh để rễ cây non tiếp xúc trực tiếpvới phân
khi mới trồng. Bón vãi kết hợp xáo trộn phân với đất để hạn chế hao phí phân
bón đồng thời rễ cây non dễ hấp thụ. Lượng phân bón rất ít do bón rải, vậy nên
để bón vãi cho đều cần trộn lẫn phân bón với cát theo tỷ lệ 1.3. Bón vãi hỗn
hợp cát phân xung quanh gốc cây.
Thời điểm bón thúc:
Lần 1: Khi cây trồng được 9 - 12 tháng. Nên
bón vào đầu mùa mưa năm sau
Lần 2: Cuối mùa mưa cây trồng được 18 tháng tuổi.
Phân bón thúc ưu tiên bón cho Ngô trồng xen, cần
phải bổ sung thêm 10% đạm Urê trộn chung với phân bón NPK, cứ 15 ngày bón 1 lần
để Ngô phát triển nhanh, cho năng suất cao.
Nếu đất có nhiều mối, kiến cần phải bón thêm 100
- 150kg vôi toả/1 ha;
Có thể thay
thế vôi tỏa bằng 3 - 4kg thuốc diệt mối (Thuốc diệt mối được trộn
đều với cát ẩm, vãi ngay sau khi mưa, đất mặt đang ẩm ướt).
5. Trồng
cây: Lợi dụng những ngày
sau mưa hoặc khi tiết trời râm mát, khi đất đang có ẩm độ phù hợp để trồng.
a) Trồng Mây: Bao gồm các bước tiến hành như sau:
- Tạo khóm: Mây nếp
trồng theo khóm, mỗi khóm 2 cây, nếu là bầu 1 cây thì trồng ghép 2 cây tạo
thành 1 khóm.
- Cự ly trồng: Khóm
đến khóm 45 - 50cm
- Loại bỏ vỏ túi
bầu: Có thể dùng dao, kéo rạch vỏ bầu hoặc dùng tay xé bỏ vỏ bầu. Nên xé
túi bầu từ góc đáy phía dưới xé ngược lên. Loại bỏ túi bầu xong đặt khóm cây
theo đứng thẳng tại giữa hố trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang với mặt hố.
Lưu ý: Nhẹ tay tránh làm vỡ bầu cây con, vỏ túi
bầu vùi sâu xuống rãnh luống hoặc hố trồng.
- Lấp đất: bóp đất
tơi mịn vun tủ bao quanh bầu cây. Nén đất vừa chặt, tránh làm vỡ bầu cây
con.
- Tưới nước: Nơi
có điều kiện (Thí dụ: Trồng mây trên vườn nhà hoặc trồng ven suối, bãi sông)
thì ngay sau khi đặt cây lấp đất xong, cần tưới thật đẫm. Duy trì độ ẩm thường
xuyên giúp cây non mau bén rễ.
Nơi không có điều
kiện tưới nước: Người trồng cây cần triệt để tranh thủ lợi dụng thời
tiết ngày mát, ngay sau những trận mưa để trồng cây, có thể làm đất cuốc hố tới
đâu trồng cây kịp thời tới đó tránh mưa lớn san lấp hố, san lấp rãnh trồng Mây.
b) Trồng cây làm giá đỡ:
Tác dụng tạo choái leo cho mây dựa bám vươn lên.
Mật độ trồng: 400 cây/ha
Điều kiện cây trồng tạo giá đỡ: Chọn loài cây
lâm nghiệp có tán lá thưa, phiến lá nhỏ; cây con phải có bầu, cây đạt 7 - 10
tháng tuổi với chiều cao tối thiểu 50cm.
Trồng xong phải có cọc dưỡng giúp cây không bị
đổ nghiêng.
Cách trồng: Trồng giữa hai hàng mây trên luống,
khoảng cách cây cách cây 5m.
Cần phải chọn các loài cây phù hợp với đặc tính
sinh thái phát triển của loài Mây (nhóm cây họ đậu, cây xanh lá quanh năm, có
tán lá thưa, phiến lá nhỏ...); Vừa che bóng, tạo giá trụ, dưỡng thể có tác dụng
hỗ trợ giúp cây Mây nhanh phát triển. Đồng thời tăng thu nhập bền vững cho nông
hộ.
Tại vườn nhà, vườn
đồi: trồng xen Xoan + Hoè +
Sưa đỏ + Keo lai...
Tại vườn rừng: Trồng phối hợp Xoan + Lát Xoan + Sưa đỏ +
Keo lai + Keo lá tràm. Không nên trồng Hòe sẽ khó khăn cho thu hoạch về sau.
c) Cây Ngô trồng
xen: Mây nếp nói chung,
Mây nếp K83 nói riêng là loài cây khi non chỉ phát triển trong điều kiện quang
hợp tán xạ, tức là phải sống dưới bóng; Khi trưởng thành phải được mở sáng kịp
thời để duy trì tàn che hợp lý. Bởi vậy, giai đoạn mới trồng muốn cho mây nếp
phục hồi nhanh, sinh trưởng tốt bắt buộc phải trồng Ngô để tạo tàn che cho Mây;
Thường xuyên duy trì độ tàn che 0,5 - 0,7 ở năm
thứ nhất. Cây Xoan, cây Hòe, Sưa sẽ che bóng 0,3 - 0,5 ở những năm sau.
Trong giai đoạn Mây
nếp mới trồng (thời kỳ kiến thiết cơ bản), phần đất còn trống nhiều do cây giá
thể còn nhỏ. Do đặc điểm cây Mây ưa bóng khi non nên giải pháp tốt nhất là
trồng Ngô (bắp) hoặc Sắn tàu (Mì) để tăng thu nhập cho người trồng Mây theo
phương thức ”Lấy ngắn nuôi dài” đồng thời tạo bóng cho Mây nếp phát triển và
giữ ẩm chống rửa trôi gây bạc màu đất.
Kỹ thuật trồng Ngô
xen canh: Cự ly cây cách cây
1m; Trồng phía ngoài hai hàng mây dọc theo hai mép luống, cách hàng Mây 40 -
50cm, nếu tính theo khóm Mây thì vị trí cây Ngô được trồng 1 khoảng
bỏ 1 khoảng. Khoảng bỏ chưa trồng để gieo lứa ngô thứ 2. Thu hoạch ngô bao tử
(rau sạch - nếu trồng ngô trái vụ) hoặc ngô trồng lấy hạt thì chỉ nên để lại
1 bắp/1 cây.
Khi thu hoạch ngô
xong giữ nguyên thân ngô thêm 1 - 2 tháng để che bóng cho Mây. Lưu ý: Phải
đầu tư phân bón cho ngô với lượng phù hợp.
NGUỒN GIỐNG:
Xin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÂYSONG - DŨNGTẤN
Địa chỉ: Xã Thượng Hiền - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình.
Điện thoại: 0363.510.751 - 0904.139.536 - 0988.191.957
Email: maysongdungtan@gmail.com - Website: maysongdungtan.com.vn