Online Support
 Hotline
0904.139.536
 Hotline
0968.129.000
 
Đang online : 71
Lượt truy cập : 19726
Sản phẩm : 21
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
 
   
 
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SƯA ĐỎ
     
 

 

Cây gỗ Sưa


 Cây Gỗ Sưa có 3 loài: Sưa đỏ, Sưa vàng và Sưa trắng.

·         Cây Sưa đỏ (Trắc thối)   - TKH: Dalbergia tonkinensis

Là loại gỗ đặc biệt quý hiếm, thuộc nhóm 1A;

·         Cây Sưa vàng (Cây gỗ trắc) - TKH:  Dalbergia rimosa var. tonkinensis

Là loại gỗ quý thuộc nhóm 2A

·         Cây Sưa trắng(Sưa Bắc Bộ) - TKH: Dalbergia cocchinchinensis

 Là cây trồng làm bóng mát. Gỗ tạp nhóm VI


 Cây gỗ Sưa đỏ - cây Vàng!

Cây sưa rất hiếm và gỗ sưa rất quý, giá của loại gỗ này tính theo cân, mỗi cân có giá từ 800 nghìn đến 2,5 triệu đồng, rễ, củi, gốc, cành đều cho giá trị thương mại.

Rừng sâu bị lật tìm, trong lòng thành phố bị đào bới vì lợi nhuận khổng lồ.

Quả non bị triệt phá, cây Sưa đang đến hồi tuyệt chủng.

Vì sao gỗ Sưa đỏ đắt như vậy?

Theo GS Nguyễn Lân Dũng: Người Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan quan niệm trong nhà có gỗ Sưa đỏ đem lại may mắn cho gia chủ. Giới nhà giàu săn lùng gỗ Sưa đỏ để đóng quan tài hoặc dùng bột mùn cưa để ướp xác như các vị Hoàng đế Đại Hán trước đây. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, gỗ Sưa đỏ được người Trung Quốc mua để phục chế các công trình cổ, công trình tâm linh, dùng để tạc tượng. Tinh dầu gỗ Sưa đỏ bào chế thuốc chưa bệnh nan y…

Trên thị trường VN, gỗ Sưa đỏ được tiêu thụ nhiều ở làng Đồng Kỵ - Đồng Quang - Bắc Ninh, dùng để đóng đồ gia dụng cao cấp bán về thị trường Hà Nội, Quảng Ninh, Sài Gòn… giá tiền mỗi bộ ghế từ 800 - 900 triệu đồng. Phụ liệu tận dụng chế tác vòng trang sức, làm chiếu chữa bệnh…

Bảo tồn và phát triển cây Sưa đỏ

Nghị định 32 của Chính phủ quy định: Pháp luật nghiêm cấm khai thác, chế biến, kinh doanh các sản phẩm gỗ Sưa có nguồn gốc từ rừng tự nhiên.

Công văn số 1294 của Bộ NN&PTNT khuyến khích các tổ chức, các nhân gây trồng, cho phép khai thác, chế biến và kinh doanh sản phẩm gỗ Sưa có nguồn gốc từ rừng trồng, vườn trồng.

Cây sưa trồng được ở đâu?

Tuy còn lại rất ít cá thể nhưng bạn vẫn có thể nhìn thấy cây Sưa trên các con phố ở Hà nội, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Gia Lai, Đồng Nai…

Cũng theo GS.Nguyễn Lân Dũng: Cây Sưa ít thấy mọc ở rừng tự nhiên mà chỉ thấy trồng tại các hộ gia đình. Sưa là loại cây ưa sáng, dễ trồng trên nhiều điều kiện lập địa khác nhau.

Ở Trung du, cây Sưa 10 tuổi đạt chiều cao 10 - 12m, đường kính 20 -23cm có giá trị 30 - 40 triệu.

Việt Nam được thiên nhiên ban tặng về thổ những và khí hậu ưu đãi, lợi thế cho cây Sưa phát triển nhanh và giá trị gỗ thương phẩm rất nhanh.

 

CÂY GỖ SƯA & GIÁ TRỊ  KINH TẾ

 

1. Phân bố: Bạn có thể nhìn thấy loài cây này trên một số con phố: Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng… TP. Hà Nội;  Ở Vĩnh Phúc, ở Quảng Nam, Phú Khánh… Tuy nhiên số lượng còn lại chỉ tính bằng cá thể. Cây Sưa (Sưa đỏ) ít thấy mọc ở rừng tự nhiên mà chỉ thấy trồng tại các hộ gia đình. Thường trồng ở vườn nhà từ nhiều năm hoặc lâu đời, rải rác có ở các vùng Trung du và miền núi Bắc bộ, Trung bộ.

2. Giá trị kinh tế:  Giá trị kinh tế của gỗ Sưa chỉ ở phần lõi. Lõi gỗ Sưa có hình hoa văn tự nhiên như vân đá, vân đuôi chim công. Gỗ Sưa dùng làm đồ mộc gia dụng cao cấp có tính bền vững cao, chịu nóng không cong vênh dập nứt, kháng ẩm rất tốt và hoàn toàn không mối mọt, dùng để làm đồ trang sức, làm hương liệu phục vụ công nghiệp chế biến, dược liệu, gỗ Sưa  là thứ gỗ quý dùng để tạc tượng và phục vụ xây dựng các công trình tâm linh cộng đồng ...

Gỗ Sưa được lén lút vận chuyển lậu qua biên giới bán sang Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản… với giá rất cao.

Trong tương lai, khi số lượng gây trồng đã nhiều, gỗ Sưa sẽ được xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho đất nước. Bởi vì, thổ nhưỡng và khí hậu để trồng được gỗ Sưa chỉ có số ít quốc gia - trong đó Việt Nam có điều kiện ưu đãi đặc biệt về thổ nhưỡng và khí hậu để gây trồng loài gỗ quý hiếm này.

Trên thị trường Việt Nam gỗ Sưa thường bán cho các thương gia thuộc làng Đồng Kị, xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh. 1kg gỗ Sưa có giá từ 500.000 - 800.000 - 2.500.000đ tuỳ loại. Gỗ(lõi) tận thu gồm: Rễ, củ, gốc, cành, bìa bắp, mùn cưa, mạt đục tận dụng cũng có giá từ 250.000 - 500.000đ/kg

3. Điều kiện lập địa: Sưa là loại cây ưa sáng, dễ gây trồng, thích nghi được với nhiều điều kiện lập địa khác nhau. Nhưng phát triển tốt trên đất tơi xốp giàu dinh dưỡng, đất có tầng canh tác dày và bình độ cao hơn mạch nước ngầm tối thiểu 0,5m. Sinh trưởng nhanh ở những vùng có khí hậu nóng ẩm hoặc cận ẩm. Nhiệt độ trung bình năm trên 24oC, nóng nhất 35 - 38oC; Lạnh nhất 17 - 21oC, lượng mưa hàng năm từ 1200mm trở lên. Cây Sưa sống được những nơi khô hạn và lạnh, nhưng phát triển kém, không sinh trưởng nơi đất mặn hoặc nơi thường xuyên úng ngập.

- Khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm 20 - 25oC, lượng mưa trên 1.200mm, độ ẩm không khí trên 75%.

- Đất đai: Tầng dày trên 50cm, ẩm, thoát nước, mùn trên 3%, PH từ 4 - 6, không trồng trên đất đá vôi, đất cát bay, đất ngập úng.

- Thực bì: Thích hợp nhất là rừng đã qua khai thác chọn và đất rừng sau nương rẫy. Đặc biệt chú ý cây gỗ Sưa thuộc họ đậu phát triển tốt nơi quang hợp mạnh;

Đối với các tỉnh đồng bằng nơi có vốn đất phù sa giàu dinh dưỡng, cây Sưa sẽ phát triển rất nhanh, cần chọn đất nơi ven trang trại, quỹ đất tận dụng theo trục đường giao thông, đất vườn quanh nhà nhưng cao trình phải đạt được mức tối thiểu 40cm so với mạch nước ngầm.

 

 

QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY SƯA

 

Trồng hỗn loài hoặc thuần loài, hoặc trồng trang trại; trồng nơi công trình công cộng, ven đường giao thông cho bóng mát, trồng phân tán bao đường biên trang trại, vườn nhà.

Mật độ trồng

·         Trồng hỗn loài: 30-36m2/1 cây: 14 - 15cây/1 sào 500m2; 280 - 300cây/1ha. Áp dụng đối với vườn rừng trang trại; rừng đã qua khai thác chọn, rừng bảo tồn, rừng sinh thái; rừng đầu nguồn. Mật độ trồng trong khoảng 5-6m x 5-6m; tức là hàng đến hàng 5 hoặc 6m, cây cách cây cũng giới hạn 5-6m. Tùy điều kiện lập địa và tính chất rừng kèm theo điều kiện dinh dưỡng, khả năng đầu tư.

·         Trồng thuần: Áp dụng với vườn nhà, đất bãi cao ven sông suối; rừng sản xuất hoặc nương rẫy đã qua trồng cây nông nghiệp, cây màu: 12-18m2/1 cây: 30-36 cây/1 sào 500m2; 600-700 cây/1ha rừng.

·         Trồng bao phân lô: Áp dụng trong các đường rào phân lô rừng, rẫy trồng cây công nghiệp; dọc theo các trục đường giao thông, đường phân lô trong các Khu công nghiệp; Mật độ trồng 4 - 5m/1 cây tương đương 20 - 25 cây/1km đường dài.

Làm đất cục bộ: Phân bổ định vị vị trí trồng xong thì tiến hành phát quang cây bụi; dọn sạch cỏ dại theo từng đám để đào hố.

          Đào hố: Kích thước mỗi hố: rộng x rộng x sâu  (40 x 40 x 25)cm.

Lưu ý: Khi đào hố, lớp đất mặt A(15cm) và lớp đất dưới B(10cm) cần phải để riêng về mỗi phía; khi bón lót phân chuồng ủ hoai (nếu có) xuống đáy hố xong thì lấp phủ 1 lớp đất mặt lên trên lớp phân, đất phủ dày 10 - 15cm.

         Bón lót: Mỗi hố bón phân chuồng hoai mục 10 - 15kg; Phân NPK 5-10-5 hoặc 6-12-2: 0,2kg + phân Suppe lân 0,2kg. Phân vô cơ và lớp đất mặt được trộn đều, lấp chặt nơi đáy hố rồi lấp tiếp lên trên 1 lớp đất mặt dày 5 - 7cm.

Xé bỏ vỏ túi bầu: Đặt bầu cây nơi giữa hố xong, vun đất tơi vụn bao ủ quanh bầu cây non. Khi lấp đất tạo cho mặt bầu cây non bằng mặt đất lúc bình thường khi chưa đào, phần đất dư còn lại vun xung quanh tạo bồn hơi thấp ở giữa khoảng 3 - 5cm. Đất vun gốc tới đâu cần nén chặt vừa phải, khi nén đất cần tránh xa bầu cây non để tránh vỡ bầu đất đồng thời hạn chế nghẹn rễ hoặc tổn thương rễ cây con. Nơi có điều kiện là vườn nhà hoặc bãi sông thì lấp đất xong bồi cát gốc cây 2 - 3 vốc tay/gốc.

Tưới nước: Sau khi lấp đất, bổ sung cát gốc cây xong, tưới thật đẫm (kể cả khi trồng trời mưa), phải tưới xối để cát nhờ nước dẫn sẽ lấp kín bầu đất và rễ cây non. Trồng rừng hoặc trồng vườn xa nguồn nước thì cần phải lợi dụng triệt để thời tiết khi sau mưa hoặc khi đất đang có độ ẩm tốt để trồng.

Dưỡng cây: Cây trồng xong cần phải có cọc dưỡng, kể cả cây trồng xen trong rừng cũng phải xử lý cọc dưỡng cây non; Mỗi cây nên cắm 1 cọc trụ hướng thiên, ràng buộc cây để chống gió lay gây nghiêng ngả cây non. Vườn cây đã trồng cần phải rào bảo vệ bao quanh để chống súc vật phá hoại, trồng cây ven đường giao thông thì rào quanh gốc cây để bảo vệ cây Mây.

Chăm sóc: Năm đầu 2 - 3 lần, năm thứ 2 và 3 mỗi năm 2 lần phát quang cây bụi dây leo, dọn cỏ, bón phân bổ sung đồng thời phát tỉa những cành dăm vô hiệu tạo thông thoáng cho cây. Năm thứ 4 khi cây đã phát tạo tán lá ổn định, áp dụng chăm sóc theo thời điểm mỗi năm 1 - 2 lần bằng cách phát quang cành cấp, phát quang dây bụi, vun xới đất quanh gốc. Bón phân bổ sung 0,2 - 0,3kg hỗn hợp NPK tỷ lệ: 2 đạm + 2 lân + 1kali/1 lượt/1 cây.

Cây Sưa thuộc nhóm họ Đậu, hệ rễ phát triển rất nhanh, ngay khi 1 tháng tuổi và suốt trong cả năm đầu bộ lá phát triển mạnh, để giảm trọng lượng cho phần ngọn dễ đổ gục mỗi khi mưa lớn hoặc bẻ gãy ngang thân. Người trồng cây phải thường xuyên buộc dẫn cây theo cọc trụ hướng thiên, phải tỉa vợi cành nhánh khi cây còn non. Phải mở sáng hoàn toàn để cây quang hợp, giúp cho quá trình chuyển hoá dinh dưỡng cây sẽ phát triển cân đối.

Thông thường, khi non ngay từ 3 - 4 tháng tuổi đến trong 2 năm đầu, cây Sưa phát triển rất mạnh, ngọn cây thường cong đổ gục xuống. Nhưng đến năm thứ 3 khi cây Sưa bắt đầu tạo lõi sẽ tự uốn thẳng phần thân -  để khắc phục tình trạng này, bà con nông dân khi trồng cây Sưa thì phải chú ý uốn nắn tạo dáng cho cây.

 


NGUỒN GIỐNG:

          Cây giống  đạt 7 tháng tuổi trở lên với chiều  cao <  20cm, đường kính thân tại cổ rễ trên 0,2cm. Cây giống 1 năm - 1,5 tuổi chiều cao 1,2 - 1,5m đường kính gốc 0,3-0,6cm. Cây sinh trưởng tốt, cân đối, không sâu bệnh.

Kèm theo cây giống, nhà cung cấp ghi nhận bởi phiếu bảo hành và chứng minh đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy định về pháp lệnh "chuỗi hành trình quản lý giống cây trồng” của Nhà nước, đồng thời cung cấp hóa đơn VAT theo luật định.

Liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÂYSONG - DŨNGTẤN

Địa chỉ:  Xã Thượng Hiền - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình.

Điện thoại:  0363.510.751  -  Fax: 0363.514.169  -  0904.139.536

Email: maysongdungtan@gmail.com - Website: maysongdungtan.com.vn

     
Bookmark and Share
    Các tin khác liên quan
Cây Xoan đào mang lại hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật trồng cây bưởi da xanh và bưởi đỏ
KINH NGHIỆM TRỒNG BƯỞI DA XANH HIỆU QUẢ
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SƯA ĐỎ
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG KEO LAI HOM
KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HỒNG XIÊM XOÀI
Kỹ thuật trồng Ổi không hạt
Kỹ thuật trồng Mây nếp thâm canh trên đất dốc
Giới thiệu về cây Mây nếp
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CÔNG TY CỔ PHẦN TMSX  &  PHÁT TRIỂN MÂY SONG DŨNG TẤN
Địa chỉ: Thôn Tây Phú - Xã Thượng Hiền - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình
Hotline: 0968.129.000 - 0904.139.536  -  Điện thoại: (036) 3.510.751  -  Fax: (036) 3.514.169
Website: http://maysongdungtan.com.vn  -  Email: maysongdungtan@gmail.com