Online Support
 Hotline
0904.139.536
 Hotline
0968.129.000
 
Đang online : 27
Lượt truy cập : 29917
Sản phẩm : 21
 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
 
   
 
Kỹ thuật trồng cây Xoan đào
     
 

KỸ THUẬT TRỒNG XOAN ĐÀO

 

1. Cự li, mật độ trồng.

1.1. Trồng hỗn giao với cây bản địa lá rộng:

·     Cự li 4 x 5 m.

·     Mật độ: 500 - 600 cây/ha.

1.2. Trồng xen chuyên canh (Xoan đào + lát hoa)

·     Cự li: 2,5x2,5m; 3x3m ; 3x4m tùy mục đích trồng

·     Mật độ 800 - 1600cây/ha. 

            Trong đó có 800 cây Xoan đào và 800 cây lát hoa. 1 hàng Xoan Đào  xen 1 hàng Lát hoa. Đây là mô hình lấy ngắn nuôi dài mà bà con nên áp dụng.

 

2. Thời vụ trồng.

·     Vụ Xuân: Vụ Xuân từ tháng 2 đến tháng 3 khí hậu trời mùa này mát mẻ cây Xoan Đào sẽ sinh trưởng và bén rễ rất tốt.

·     Vụ Thu : tháng 6 đến tháng 9. Đón đầu mùa mưa vừa tiết kiệm nguồn nước, lại ít tốn công chăm sóc. Đây cũng được coi là vụ chính trong năm. Cây xoan trồng ở vụ này sẽ phát triển mạnh và nhanh lớn. Ta có thể làm mô hình nông lâm nghiệp kết hợp. Tận dụng triệt để được nguồn nước và lượng phân thừa trên canh tác nông nghiệp.

 

3. Cuốc, lấp hố và kết hợp bón lót:

3.1. Đối với nhóm dạng lập địa B có cây bụi:

·     Quy cách cuốc hố: 40 x 40 x 40cm. Khoảng cách các hố trong hàng: 4,0m.

·     Hố bố trí giữa hàng và so le giữa các hàng theo hình nanh sấu.

·     Khi cuốc hố tách riêng phần đất tốt, đất xấu.

·     Vun hố hình mui rùa,kết hợp màn ni lon phủ.

·     Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng 3 ngày.

3.2. Đối với nhóm dạng lập địa C có cây bụi và cây gỗ rãi rác:

·     Quy cách cuốc hố: 40 x 40 x 40cm. Khoảng cách các hố trong hàng: 3,0 - 4,0m.

·     Hố bố trí giữa hàng và so le giữa các hàng theo hình nanh sấu.

·     Khi cuốc hố tách riêng phần đất tốt, đất xấu. 

·     Lấp hố bằng đất tốt khi cuốc lên và đất xung quanh cùng với cỏ rác, thảm khô mục lấp phần đáy hố. 

·     Vun đất theo hình mui rùa. Bón phân vi sinh tỷ lệ 1kg  trên 1 gốc.

·     Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng ít nhất là 7 ngày.

3.3. Đối với nhóm dạng lập địa D có tre nứa mọc rãi rác:

·     Quy cách cuốc hố: 40 x 40 x 40cm. Khoảng cách các hố trong hàng: 3,0m.

·     Hố bố trí giữa hàng và so le giữa các hàng theo hình nanh sấu.

·     Khi cuốc hố tách riêng phần đất tốt, đất xấu. 

·     Lấp hố bằng đất tốt khi cuốc lên và đất xung quanh cùng với cỏ rác, thảm khô mục lấp phần đáy hố. Vun đất theo hình mui rùa. 

·     Bón phân vi sinh tỷ lệ 1kg trên 1 gốc. Thời gian cuốc hố phải hoàn thành trước lúc trồng rừng 14 tháng.

 

4. Trồng cây.

·     Bố trí trồng cây từ trên đỉnh xuống chân đồi.

·     Trồng cây vào những ngày có mưa nhỏ hoặc râm mát. Tránh trồng vào những lúc trưa nóng hoặc có gió mùa Đông bắc.

·     Dùng phân qua lá, rễ bón thúc cho cây trước 2 ngày.

·     Tỉa lá và cai nước cho cây trước khi  đem trồng một ngày.

·     Khi trồng nhất thiết phải rạch vỏ bầu. Dùng dao lam hay kéo sắc rạch bầu, tránh làm bầu bị hư hại.

·     Dùng cuốc hoặc xẻng bới 1 lỗ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu cây trồng. Đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun  đất xung quanh cho kín nén chặt đất xung quanh gốc cây (chú ý nén dất vừa phải để tránh gây vỡ bầu rễ của cây).

·     Tạo rãnh tưới nước , nên làm luống để thuận tiện cho việc tưới nước cho cây.Nếu nguồn nước hạn hẹp có thể dùng hệ thống tưới nước nhỏ giọt và kết hợp với nylon,sơ dừa,mùn cưa,tro trấu,lá khô.....xung quanh gốc cây để tạo thành một  lớp đệm với tác dụng giữ lượng nước xung quanh gốc cây.

 

5. Chăm sóc cây sau trồng.

Sau khi trồng rừng, cần được chăm sóc và bảo vệ liên tục cho đến khi rừng khép tán, đặc biệt trong 3 năm đầu.

 5.1. Chăm sóc rừng mới trồng. 

5.1.1. Năm thứ nhất. 

·      Số lần chăm sóc: 2 lần với cây trồng vụ xuân và 1 lần với cây trồng vụ thu. 

- Lần 1 : Tháng 5 - 6. 

- Lần 2 :Tháng 11 - 12. 

·      Nội dung chăm sóc: 

- Trồng dặm những cây đã chết. 

- Phát dọn toàn bộ dây leo, cây bụi cỏ dại và cây phi mục đích trong rạch trồng cây với chiều rộng 2 m. 

- Xới đất xung quanh hố với đường kính rộng 40 - 50cm 

- Bảo vệ không cho gia súc phá cây. 

5.1.2. Chăm sóc năm thứ 2. 

·      Số lần chăm sóc: 2 lần. 

- Lần 1 : tháng 5-6. 

- Lần 2 :11, 12. 

·      Nội dung chăm sóc: 

- Phát dọn toàn bộ dây leo, cỏ dại, cây bụi và cây phi mục đích trong rạch trồng cây với chiều rộng 2m. 

- Trồng dặm những cây chết. 

- Xới đất xung quanh gốc đường kính rộng 50cm, sâu 3 - 4cm, vun gốc kết hợp bón thúc vào lần chăm sóc đầu cho công thức trồng Xoan Đào với cây phù trợ Keo ở nhóm dạng lập địa C. 

- Bón phân trên nhóm dạng lập địa C và D2 (liều lượng hỗn hợp 100 gam NPK và vi sinh tỷ lệ 1:1 bón cho 1 gốc). 

- Tiến hành vệ sinh băng chừa: Phát luỗng dây leo, cây sâu bệnh, sau đó đánh dấu những cây mục đích cần nuôi dưỡng (Bằng sơn, hoặc buộc dây mầu). 

 5.1.3. Năm thứ 3. 

·      Số lần chăm sóc: 2 lần vào các thời điểm đầu và cuối mùa mưa. 

·      Nội dung chăm sóc: 

-   Phát dọn dây leo, cỏ dại, cây bụi trong rạch trồng cây. Nơi nào cây tái sính ở băng chừa lấn át chèn ép cây trồng thì phải chặt thấp xuống hoặc loại bỏ. 

-  Xới đất xung quanh gốc rộng 60cm, sâu 3 - 4cm, vun gốc. 

-  Trồng dặm những cây chết. 

-  Bảo vệ không để gia súc phá rừng 

5.1.4. Năm thứ 4. 

- Phát luỗng dây leo, loại bỏ cây sâu bệnh, cây bụi, cây tái sinh phi mục đích chèn ép cây trồng và cây mục đích trên toàn bộ lô trồng rừng. 

- Những khoảng trồng không có cây mục đích, cần giữ lại cây tái sinh, cây bụi thảm tươi để phòng hộ. 

5.2. Chăm sóc rừng non. 

Khi cây trồng phát triển đạt chiều cao 3 - 5m: 

- Trong giai đoạn này chủ yếu bảo vệ không để cháy rừng. Khi cây chưa lớn vượt khỏi tầng thực bì, rất dễ bị cháy khi lửa rừng xảy ra. 

- Những nơi có thực bì rậm rạp, cần phát luỗng thực bì dọn ra khỏi rừng để tránh khỏi rừng để tránh vật liệu dễ cháy. Làm trước mùa hanh khô. 

- Điều chỉnh khoảng không dinh dưỡng: Khi cây trồng bị cây bụi hoặc cây tái sinh phi mục đích chèn ép cần tiến hành  phát loại bỏ những cây chèn ép. 

- Tỉa cành những cành khô, những cành thấp không có khả năng quang hợp. 

- Khi cây rừng chuẩn bị khép tán vào năm thứ 4 - 5 :Trường hợp mật độ đủ, cần chặt bỏ những cây ngoại hình kém: 
        Những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, nhiều thân, còi cọc, tán lệch
 

Cây mọc trội chèn ép nhiều cây có triển vọng xung quanh. 

Tỉa cành cho Xoan Đào, chặt dần cây phù trợ. 

Trước khi tiến hành chặt bỏ, cần kiểm tra mật độ và bài cây do người có trình độ chuyên môn thực hiện. 

5.3. Chăm sóc rừng sào 

- Khi cây ở tuổi 8 - 10 năm nhu ánh sáng của cây Xoan Đào cao cần phát luỗng cây bụi, cây chèn và loại bỏ những cây có hình thái xấu: 

Cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn. 

Những cây bị chèn không có triển vọng. 

Cây tán lệch, nhiều thân. 

Cây đột biến (cây trội) cành to và góc cành to chèn ép nhiều cây có triển vọng khác.

- Đối với công thức trồng hỗn giao cây keo phù trợ ở nhóm dạng lập địa C: Tiến hành khai thác dần cây Keo. Khi khai thác chú ý không làm hư hại đến cây t

     
Bookmark and Share
    Các tin khác liên quan
TƯ VẤN, THIẾT KẾ XÂY DỰNG VƯỜN ƯƠM
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CÔNG TY CỔ PHẦN TMSX  &  PHÁT TRIỂN MÂY SONG DŨNG TẤN
Địa chỉ: Thôn Tây Phú - Xã Thượng Hiền - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình
Hotline: 0968.129.000 - 0904.139.536  -  Điện thoại: (036) 3.510.751  -  Fax: (036) 3.514.169
Website: http://maysongdungtan.com.vn  -  Email: maysongdungtan@gmail.com